23/06/2016
Nguyễn Thị Thanh Hiền
1. Hệ thống thông gió cấp gió tươi
Con người luôn luôn hít khí O2 và thải CO2, thiếu O2 con người sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt… Môi trường điều hòa là không gian kín nên không có không khí tự nhiên trao đổi, vì vậy muốn cung cấp khí O2 thì nhất thiết phải cung cấp một lượng gió tươi nhất định phù hợp với nhu cầu của con người. Theo TCVN thì gió tươi cấp vào không gian điều hòa cần đạt ít nhất là 10% tổng lưu lượng gió tuần hoàn trong phòng và phải đạt tối thiểu 20 m3/h/người.
Hình ảnh: Đường ống thông gió cấp gió tươi để cung cấp gió tươi cho phòng điều hòa cần lắp đặt hệ thống thông gió cấp trực tiếp vào khu vực yêu cầu hoặc cấp gián tiếp vào dàn lạnh.
2. Thông gió tầng hầm
Thông thường tầng hầm thường dùng để để xe vì thế không khí trong tầng hầm sẽ bị ảnh hưởng bởi khí thải của khói xe, đặc biệt là khí radon. Khí radon là loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, khí radon khuếch tán ra khỏi mặt đất qua nền nhà vào trong tầng hầm, khi nồng độ khí radon ở mức cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cụ thể là các hạt alpha phát ra từ radon sẽ phá hủy các tế bào của cơ thể con người một khi nó được phát ra từ bên trong cơ thể. Khí radon là một trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi hiện nay. Nếu không khí không thoáng đãng, khí thải xe cộ cũng khiến người bị thiếu oxy, khó thở, nếu nặng có thể dẫn đến tình trạng ngất xỉu.
Vì vậy, khi xây dựng tầng hầm cần lắp đặt hệ thống đối lưu, quạt hút gió, quạt thông gió tầng hầm để không khí thoáng đãng.
Hình ảnh: Hệ thống thông gió tầng hầm.
Hình ảnh: Thông gió tầng hầm sử dụng quạt Jetfan
Hiện nay, một số chỗ tầng hầm dùng quạt với mục đích giảm bớt lượng khí ô nhiễm. Tuy nhiên, quạt gió cũng không giải quyết được vấn đề, bởi quạt gió chỉ làm cho khí quẩn từ nơi này sang nơi khác trong tầng hầm, làm cho nồng độ khí thải trong hầm tản đều ra chứ không hề giảm bớt. Vì thế, giải pháp đúng là cần lắp đặt hệ thống cửa thoáng cả về ánh sáng lẫn không khí. Lắp quạt hút gió, quạt thông gió tầng hầm với công suất lớn nhằm đưa không khí ô nhiễm ra ngoài tầng hầm, rút khí sạch vào trong để giảm bớt ô nhiễm. Đồng thời quạt phải chạy êm để hạn chế tiếng ồn vì tầng hầm sẽ vang hơn tầng trên không, quạt phải đảm bảo chạy nhiều giờ trong ngày để thoát khí.
3. Thông gió vệ sinh
Thông gió vệ sinh có một số tác dụng chính như sau:
Hút hơi ẩm: Hơi nước hiện diện khắp nơi trong nhà phát sinh từ phòng tắm, nước đun sôi, mồ hôi trên cơ thể con người… Gây ra ẩm mốc trên sàn nhà, mặt tường, làm cho căn hộ mau xuống cấp.
4. Hệ thống tăng áp cầu thang
5. Hút khói hành lang
Trong những điều kiện khác nhau, hút khói hành lang có những tác dụng nhất định như sau:
– Áp lực các phòng đều dương, áp lực cầu thang cũng dương, vì vậy mùi ở các phòng sẽ tràn ra ngoài hành lang, hút khói hành lang để tránh đọng mùi áp suất quá dương của tòa nhà.
– Hành lang thường được bố trí các khu vực hút thuốc, hút khói hành lang có tác dụng hút khói thuốc tránh ô nhiễm không khí cho tòa nhà.
– Áp lực các phòng dương nên khi xảy ra hỏa hoạn, khói từ các phòng sẽ tràn ra hành lang. Vì vậy, cần phải hút khói để cho hành lang được thông thoáng, tránh trường hợp khói quá nhiều, dân cư trong tòa nhà không kịp thoát hiểm do không thể nhìn thấy đường để chạy ra lối thoát hiểm.
Mobile: 0985110101
0966558965
0931283999